web đánh bài - Chơi bài trực tuyến miễn phí

Lorem ipsum dolor sit amet, consecteturadip iscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore sit.

Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cà phê hiệu quả và dễ thực hiện

Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cà phê hiệu quả và dễ thực hiện

Nhân giống cà phê là bước quan trọng để duy trì chất lượng và sản lượng cây trồng. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp như nhân giống bằng hạt, giâm chồi, hoặc chia củi sẽ giúp người trồng đạt được kết quả tốt nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết từng kỹ thuật nhân giống cà phê để bạn có thể áp dụng dễ dàng vào thực tế.

Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cà phê hiệu quả và dễ thực hiện

Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cà phê hiệu quả và dễ thực hiện

Kỹ thuật nhân giống cà phê là gì?

Kỹ thuật nhân giống cà phê là quá trình tạo ra cây cà phê mới từ cây mẹ nhằm duy trì và cải thiện chất lượng giống. Quá trình này bao gồm việc chọn lựa cây mẹ khỏe mạnh, thu thập hạt hoặc cành, và chăm sóc cây con trong giai đoạn đầu để đảm bảo chúng phát triển mạnh mẽ và kháng bệnh. Nhân giống cà phê không chỉ giúp bảo tồn giống tốt mà còn tối ưu hóa năng suất và chất lượng sản phẩm trong các vụ mùa sau.

Có bao nhiêu kỹ thuật nhân giống cà phê hiện nay

Hiện nay, có ba kỹ thuật nhân giống cà phê chính sẽ được đề cập bên dưới. Mỗi kỹ thuật có những đặc điểm và ứng dụng riêng, phù hợp với các mục tiêu sản xuất khác nhau.

Nhân giống bằng hạt

Bước 1: Lựa chọn và chuẩn bị địa điểm

Lựa chọn địa điểm có các tiêu chí sau

Lựa chọn và chuẩn bị địa điểm

Lựa chọn và chuẩn bị địa điểm

  • Gần đường đi lại, thuận tiện di chuyển
  • Gần nguồn nước tưới
  • Tránh nơi ô nhiễm, sâu bệnh hại
  • Không gần đường đi của gia súc
  • Ưu tiên địa hình bằng phẳng

Bước 2: Chuẩn bị đất ươm

Lựa chọn đất màu mỡ,, tơi xốp và không bị đất đá cũng như rễ cây và cành cây. Lựa đất canh tác từ 0 đến 50cm. Không lựa chọn đất trồng ở vườn cà phê già cỗi hoặc nhiễm nấm bệnh

Bước 3: Lựa chọn cây bố mẹ

Lựa chọn cây bố mẹ

Lựa chọn cây bố mẹ

Cây từ 5-7 năm tuổi, cây sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại, cây phát triển và cho trái đều, đẹp hằng năm

Bước 4: Thu hái và chuẩn bị hạt

Hái những quả chín và những quả trên cành nằm ở giữa tán cây, không nên thu hái những quả trên cành cao cũng như sát mặt đất. Sau khi quả được hái về, chúng ta nên tiến hành sát khuẩn quả trong vòng 24 tiếng. Sau đó chúng ta sẽ phơi trên bạt, không nên phơi trực tiếp trên nền bê tông cũng như phơi ở ngoài ánh nắng mặt trời mà nên phơi trong điều kiện râm mát. Phơi từ 7-10 ngày trước khi ngâm ủ hạt giống.

Thu hái và chuẩn bị hạt

Thu hái và chuẩn bị hạt

Trước khi tiến hành ngâm ủ hạt giống, chúng ta phải lựa chọn những hạt  giống đạt đủ tiêu chuẩn. Loại bỏ hạt sâu bệnh, đen nhân ở bên trong và những hạt bị lép.

Bước 5: Ngâm và ủ hạt

Tiến hành pha 0,1kg vôi bột với 10 lít nước. Sau đó chúng ta cho hạt vào ngâm 20 -24 tiếng với nước ấm 50-60 độ C. Sau khi ngâm 20 tiếng, chúng ta sẽ rửa sạch nhớt. Sau đó, chúng ta sẽ vớt cho vào bao tải để ủ. Ủ từ 5-7 ngày, mỗi ngày tưới nước ấm (tỉ lệ  2 nước sôi 3 nước lạnh) khoảng 55-60 độ C một lần, giúp cho luôn đảm bảo hạt ẩm, không bị khô. 

Sau 5-7 ngày, hạt sẽ bắt đầu nứt nanh, chúng ta sẽ mang gieo trực tiếp vào bầu hoặc rải lên lúa, để hạt nở lá sò. Sau đó, phủ cát kín hạt và phủ 1 lớp lưới đen lên để đảm bảo độ ẩm cho hạt. Hằng ngày, chúng ta sẽ tiến hành tưới nước 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối để đảm bảo hạt luôn luôn ẩm.

Bước 6: Chuẩn bị đất bầu

Để tạo ra 1000kg cả thể đóng bầu sẽ trộn đều hỗn hợp gồm 600kg đất + 300kg phân chuồng hoai mục + 100kg vỏ cà phê/rơm rạ hoai mục + 5 kg supe lân

Để cho đất vào túi bầu, cho đất vào ⅔ túi bầu, vô túi bầu cho đất căng ở 2 bên mép túi, ở góc, sau đó tiếp tục đổ đầy túi. Để xếp bầu vào luống cho dễ chăm sóc, xếp 1 luống từ 1-1,2m và xếp so le nhau để che các khoảng hở giữa bầu để tránh thoát hơi nước

Bước 7: Cấy hạt mầm

Cấy hạt mầm

Cấy hạt mầm

  • Sau khi cây ươm được trên 2 tháng, cây bắt đầu bung lá sò, chúng ta tiến hành nhổ để cắm vào túi bầu đã chuẩn bị sẵn. 
  • Loại bỏ những cây lá sò có 2 rễ cọc, những cây rễ bị cong, rễ chùm. Cây nào rễ dài thì phải ngắt bớt còn khoảng 4-5 cm là hợp lý
  • Khi cắm cây, chúng ta sử dụng que tre đã được vắt nhọn và chọc 1 lỗ ở giữa bầu, xoay thanh tre và rút lên. 
  • Cho cây xuống thẳng từ trên xuống sau đó rút lên 1 tí, cổ rễ ở cây thì vừa đến mặt đất.
  • Cho thanh tre xuống ở bên cạnh cây để ép cây vào, cho đất vào ép ở góc thật chặt cho không bị hở rễ, cổ rễ. 
  • Sau khi cắm xong toàn bộ cây, thì sẽ lấy cá thể đất đóng bầu để rắc xung quanh cây vừa cắm, để che những lỗ bị hở quanh gốc cây, giúp giảm thất thoát nước.

Bước 8: Chăm sóc cây con

Chăm sóc cây con

Chăm sóc cây con

  • Sau khi cắm cây 20 ngày đến 1 tháng, chúng ta theo dõi trên vườn ươm nếu có cỏ ở trên bầu hoặc trên lối đi, chúng ta phải nhổ bỏ.
  • Cây cà phê có cặp lá sò, 1 cặp lá thật, chúng ta tiến hành bón phân urê 0,1% tức là 0,1kg urê pha với 10 lít nước để tưới, bón thúc cho cây. Khoảng 15 -20 ngày tưới 1 lần. 
  • Đến khi cây có 2-3 cặp lá thật, chúng ta tăng nồng độ phân lên 0,3% và tưới đều trên vườn. 
  • Sau khi tưới phân, chúng ta tiến hành tưới cây lại bằng nước sạch, thì phân sẽ không dính trên lá cây.
  • Những cây bị khô lá, chết lá thì chúng ta tiến hành trồng lại cây mới.

Bước 9: Huấn luyện nắng

Huấn luyện nắng

Huấn luyện nắng

Để cây cà phê sau khi trông mà đảm bảo tỷ lệ sống, chúng ta sẽ luyện nắng cho cây trong vườn ươm. Khi cây có 1-2 cặp lá thật, chúng ta sẽ giảm 15-20% lưới che phủ. Khi có 3-4 cặp lá thật, chúng ta sẽ giảm 50-60% lưới che phủ. Đến giai đoạn trước khi xuất vườn, chúng ta sẽ bỏ hoàn toàn lưới che hoặc chỉ che một ít để luyện cho cây trước khi đưa ra trồng khoảng 1 tháng.

Bước 10: Đảo bầu và phân loại

Giai đoạn cây cà phê được 4-5 cặp lá, chúng ta sẽ đảo bầu. Lựa chọn những cây cà phê thấp còi, bé sẽ xếp riêng ra 1 bên và những cây có 4-5 cặp lá sẽ xếp ra 1 bên, để tiện chăm sóc, tưới và bón phân cho cây cà phê

Nhân giống bằng cách cắt chồi cà để giâm

Đây là phương pháp mới, phương pháp này áp dụng với những cây giống không thể ươm bằng hạt, phải sử dụng ép hoặc ươm bằng chồi cà.

Chuẩn bị sơ dừa và khay ươm

Chuẩn bị sơ dừa và khay ươm

Chuẩn bị sơ dừa và khay ươm

Xơ dừa là môi trường lý tưởng cho việc giâm chồi cà phê. Trước khi sử dụng, bạn cần ngâm xơ dừa trong nước để nó nở ra hoàn toàn. Đảm bảo rằng xơ dừa đã được ngâm đủ thời gian để giữ độ ẩm tốt nhất cho cây con. Sử dụng khay nhựa hoặc khay xốp để giâm chồi, đảm bảo có lỗ thoát nước để tránh ngập úng.

Cắt chồi

Trước khi cắt, bạn cần khử trùng kéo để loại bỏ vi khuẩn có thể gây hại cho mầm cà phê. Chồi nên được cắt khoảng hai đốt dài và loại bỏ các lá già để tập trung dưỡng chất cho rễ phát triển.

Nhúng thuốc kích rễ

Việc sử dụng thuốc kích rễ giúp tăng tỷ lệ thành công cho việc giâm chồi. Sau khi cắt, bạn nhúng đầu mầm vào thuốc kích rễ để kích thích quá trình ra rễ. Cuối cùng, bạn đặt chồi đã được nhúng thuốc vào khay xơ dừa đã chuẩn bị sẵn.

Chăm sóc mầm sau khi cắt giâm

Chăm sóc mầm sau khi cắt giâm

Chăm sóc mầm sau khi cắt giâm

Sau khi đã hoàn tất quy trình giâm chồi, việc chăm sóc là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển của mầm. Một môi trường ẩm ướt sẽ giúp mầm cà phê phát triển nhanh chóng. Đặt khay đã cắt mầm vào nhà kính mini có thể giữ độ ẩm ổn định cho mầm phát triển.  Nhiệt độ cũng cần được kiểm soát, đặc biệt trong mùa đông hoặc mùa hè nóng bức.

Nhân giống bằng cách chia củi

Nhân giống cà phê bằng cách chia củi (còn gọi là chia cành) là một phương pháp nhân giống sinh dưỡng, nhằm mục đích giữ lại các đặc điểm di truyền tốt của cây mẹ, tương tự như phương pháp giâm cành. Tuy nhiên, phương pháp này không phổ biến bằng các phương pháp như cắt chồi hay ghép, nhưng vẫn mang lại hiệu quả khi thực hiện đúng kỹ thuật.

Bước 1: Chọn cây mẹ và cành để chia củi

Chọn cây mẹ và cành để chia củi

Chọn cây mẹ và cành để chia củi

  • Chọn cây mẹ: Cây mẹ phải từ 2 năm tuổi trở lên, có khả năng sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh và cho năng suất ổn định.
  • Chọn cành để chia củi: Cành được chọn phải là cành bánh tẻ, không quá non hoặc quá già. Cành nên dày và khỏe, với chiều dài khoảng 30-40 cm.

Bước 2: Cắt củi (chia cành)

  • Chuẩn bị dụng cụ: Sử dụng dao hoặc kéo cắt tỉa sắc, đã được khử trùng để tránh lây nhiễm bệnh cho cành.
  • Cắt cành: Chia cành thành các đoạn dài từ 20-25 cm. Mỗi đoạn củi cần có ít nhất 3-4 mắt lá hoặc chồi (nơi sẽ phát triển rễ và mầm non).
  • Vết cắt: Phần cắt phải thật gọn, không làm dập nát cành. Tốt nhất là cắt theo một góc nghiêng 45 độ để tăng diện tích tiếp xúc với đất và giảm khả năng đọng nước.

Bước 3: Xử lý củi trước khi giâm

  • Loại bỏ lá: Để tránh mất nước quá nhanh, nên loại bỏ các lá ở 2/3 phần dưới của đoạn củi. Chỉ giữ lại một số lá trên cùng.
  • Ngâm chất kích thích ra rễ: Ngâm phần gốc của đoạn củi (khoảng 5-7 cm) vào dung dịch kích thích ra rễ (ví dụ như NAA hoặc IBA) trong khoảng 15-20 phút. Điều này giúp củi nhanh ra rễ và tăng tỷ lệ sống.

Bước 4: Chuẩn bị giá thể giâm củi

  • Giá thể: Sử dụng hỗn hợp đất mùn, cát và xơ dừa theo tỷ lệ 2:1:1 để tạo môi trường giàu dinh dưỡng và giữ ẩm tốt. Giá thể cần phải tơi xốp và có độ thoát nước tốt để tránh tình trạng úng rễ.
  • Chậu giâm: Đặt giá thể vào các chậu nhỏ hoặc khay giâm để dễ kiểm soát.

Bước 5: Giâm củi

Giâm củi

Giâm củi

  • Cắm củi: Cắm đoạn củi vào giá thể với độ sâu khoảng 5-7 cm, sao cho các mắt lá ở phía trên mặt đất. Chú ý không để củi bị nghiêng quá mức, cần giữ thẳng và cố định.
  • Bảo vệ: Che phủ khu vực giâm củi bằng nilon hoặc lưới che để giữ ẩm và giảm thiểu sự bay hơi nước. Đặt khay hoặc chậu giâm ở nơi có ánh sáng khuếch tán, không nên đặt trực tiếp dưới ánh nắng mạnh.

Bước 6: Chăm sóc sau khi giâm

  • Tưới nước: Duy trì độ ẩm cho giá thể bằng cách tưới nước nhẹ nhàng mỗi ngày. Đảm bảo đất luôn ẩm nhưng không bị ngập úng. Có thể dùng bình phun sương để tưới.
  • Theo dõi: Kiểm tra các dấu hiệu ra rễ sau 3-4 tuần. Nếu đoạn củi bắt đầu ra rễ và mọc chồi non, điều đó cho thấy quá trình giâm củi thành công.
  • Bón phân: Khi cây bắt đầu phát triển mạnh (sau khoảng 6-8 tuần), có thể bón phân loãng để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Bước 7: Chuyển cây ra vườn

  • Thời điểm trồng: Khi cây con đã phát triển đủ mạnh, có bộ rễ khỏe (sau khoảng 2-3 tháng), có thể chuyển cây ra vườn hoặc chậu lớn hơn.
  • Cách trồng: Đào hố trồng với độ sâu vừa phải, đặt cây vào hố và nén đất nhẹ xung quanh gốc cây. Tưới nước đầy đủ và tiếp tục chăm sóc như cây trưởng thành.

So sánh 3 kỹ thuật nhân giống cà phê

Nhân giống bằng hạt Nhân giống bằng cách cắt chồi cà để giâm Nhân giống bằng cách chia củi
Ưu điểm Phương pháp truyền thống, dễ thực hiện.

Phù hợp với diện tích lớn và có thể sản xuất hàng loạt cây giống.

Phương pháp này giúp duy trì các đặc điểm tốt của cây mẹ.

Tỷ lệ sống cao hơn nếu chăm sóc đúng kỹ thuật.

Bảo tồn hoàn toàn các đặc tính di truyền tốt của cây mẹ.

Thích hợp cho việc nhân giống số lượng cây ít.

Nhược điểm Cây con không giữ nguyên các đặc tính tốt từ cây mẹ.

Thời gian phát triển và sinh trưởng dài.

Phụ thuộc vào môi trường chăm sóc sau khi giâm.

Đòi hỏi dụng cụ và kiến thức chăm sóc tỉ mỉ hơn.

Cần chăm sóc kỹ càng.

Độ khó cao, không phổ biến như hai phương pháp trên.

Các lưu ý khi thực hiện kỹ thuật nhân giống cà phê

Khi thực hiện kỹ thuật nhân giống cà phê, cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo thành công và chất lượng cây giống:

Các lưu ý khi thực hiện kỹ thuật nhân giống cà phê

Các lưu ý khi thực hiện kỹ thuật nhân giống cà phê

Chọn cây mẹ phù hợp

  • Cây mẹ nên từ 2-7 năm tuổi, có khả năng sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh, cho năng suất ổn định.
  • Lựa chọn cây mẹ dựa trên các đặc tính di truyền mong muốn như khả năng chống chịu sâu bệnh, sản lượng và chất lượng quả.

Chọn thời điểm thích hợp

  • Thời điểm nhân giống nên thực hiện vào mùa mưa hoặc thời gian có độ ẩm cao để đảm bảo cây con phát triển mạnh mẽ.
  • Tránh nhân giống trong mùa khô hoặc quá nắng nóng.

Xử lý dụng cụ và môi trường sạch sẽ

  • Các dụng cụ như dao, kéo, khay ươm phải được khử trùng trước khi sử dụng để tránh lây lan mầm bệnh.
  • Môi trường giâm cành, hạt hoặc chia củi cần sạch sẽ, thông thoáng và có khả năng thoát nước tốt.

Sử dụng chất kích thích ra rễ

  • Với phương pháp cắt chồi hoặc chia củi, cần sử dụng các dung dịch kích thích ra rễ (như NAA, IBA) để tăng tỷ lệ sống và thúc đẩy quá trình ra rễ nhanh chóng.

Chăm sóc cây con sau khi nhân giống

  • Cung cấp đủ độ ẩm, ánh sáng và dinh dưỡng cần thiết cho cây con, đặc biệt trong giai đoạn đầu sau khi giâm hoặc cấy hạt.
  • Duy trì độ ẩm đều đặn nhưng tránh tưới quá nhiều nước gây úng rễ.
  • Che chắn cây con tránh ánh nắng trực tiếp, đặc biệt là trong các phương pháp giâm cành hoặc chia củi.

Kiểm tra và phòng trừ sâu bệnh

  • Theo dõi cây con thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh.
  • Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hợp lý mà không làm hại đến sự phát triển của cây con.

Huấn luyện nắng

  • Với cây cà phê con trong giai đoạn ươm, cần giảm dần che chắn để cây quen với ánh sáng tự nhiên trước khi trồng ra vườn.

Đảm bảo giá thể và dinh dưỡng

  • Giá thể (đất, sơ dừa, cát…) phải đảm bảo thông thoáng, giữ ẩm tốt nhưng không gây úng nước.
  • Cung cấp phân bón hợp lý để cây phát triển tốt, đặc biệt là phân hữu cơ hoai mục và phân vô cơ có hàm lượng N, P, K phù hợp.

Việc lựa chọn kỹ thuật nhân giống cà phê phù hợp với điều kiện trồng trọt và mục tiêu sản xuất là yếu tố quyết định đến thành công. Hãy thực hiện đúng quy trình của Simexcodl và chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo cây phát triển mạnh mẽ và đạt năng suất cao.